Mặt phẳng bất biến

TinhTinhMặt phẳng bất biến của một hệ hành tinh, còn gọi là mặt phẳng bất biến Laplace, là mặt phẳng đi qua khối tâm của hệ và vuông góc với vectơ tổng mô men động lượng. Trong hệ Mặt Trời, khoảng 98% hiệu ứng này được đóng góp bởi các mô men động lượng quỹ đạo của bốn hành tinh lớn (Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, và Hải Vương Tinh). Mặt phẳng bất biến nghiêng không hơn 0,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Mộc Tinh,[1] và có thể được coi là trung bình trọng số của tất cả các mặt phẳng quỹ đạo và tự quay của các hành tinh.Mặt phẳng này đôi khi được gọi là "mặt phẳng Laplace/Laplacian" hay "mặt phẳng bất biến Laplace", mặc dù không nên nhầm lẫn với mặt phẳng Laplace của vệ tinh hành tinh, tức là mặt phẳng mà các mặt phẳng quỹ đạo của các vệ tinh tiến động quanh.[4] Cả hai khái niệm này đều xuất phát từ các công trình của (hay được đặt tên theo) nhà thiên văn người Pháp, Pierre Simon Laplace.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt phẳng bất biến http://chemistry.unina.it/~alvitagl/solex/ http://home.surewest.net/kheider/astro/Mean142k4.g... http://home.surewest.net/kheider/astro/Mean168k.gi... http://home.surewest.net/kpheider/astro/MeanPlane.... //arxiv.org/abs/0809.0237 //doi.org/10.1051%2F0004-6361%2F201219011 //doi.org/10.1088%2F0004-6256%2F137%2F3%2F3706 https://books.google.com/books?id=k-cRAAAAYAAJ https://academic.oup.com/astrogeo/article/53/5/5.1... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2009AJ....137.37...